Cách Làm Cổng Cưới Lá Dừa Đơn Giản, Đẹp Chuẩn “Miền Tây Sông Nước”

Cổng cưới lá dừa là một nét văn hóa nổi bật trong các lễ cưới ở miền Tây. Với vẻ đẹp tự nhiên và sự độc đáo của nó, cổng cưới làm bằng lá dừa tạo đã nên một không gian mộc mạc nhưng vẫn tràn đầy cảm xúc và lãng mạn. Những chiếc lá dừa xanh mơn mởn được kết lại với nhau tạo ra một chiếc cổng hoành tráng, khiến bất kỳ ai cũng không thể không chú ý. Trong bài viết dưới đây, Mimosa Wedding sẽ hướng dẫn các bạn cách làm cổng cưới lá dừa đẹp chuẩn “Miền Tây sông nước”.

Cổng cưới lá dừa có nguồn gốc từ đâu?

Cổng cưới lá dừa ngày xưa là đặc trưng của đám cưới ở miền Tây Việt Nam. Chính bởi sự độc đáo, thân thiện với môi trường mà dần dần kiểu trang trí này lan sang mọi miền Tổ quốc. Đặc biệt ngày nay, khi các đô thị mọc lên như vũ bão, công nghệ phát triển đến tầm cao mới,  giới trẻ lại cực thích cảm giác được đưa trở về những hình ảnh được gọi là mộc mạc, chân chất, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Nếu bạn nào sắp tổ chức đám cưới hoặc trong tương lai xa hơn có dự định, hãy theo dõi bài viết và sau này cùng những người bạn của mình tạo nên những chiếc cổng lá dừa đám cưới thật đẹp và độc đáo nhé.

Người ta gọi cổng đám cưới bằng lá dừa bởi vì nguyên liệu chủ yếu đều làm từ lá dừa, chúng được cắt tỉa, bện lại để tạo thành những họa tiết trang trí cổng. Tùy vào mức độ khéo tay của bạn mà có thể tạo nên những chiếc cổng uốn lượn. Thậm chí có cả hình ảnh trái tim, rồng phượng uốn lượn đẹp vô cùng. Có thể nói những chiếc cổng làm từ hoa giả ngày này khó mà so sánh được.

Cổng cưới lá dừa có ý nghĩa như thế nào?

Cổng cưới lá dừa là một biểu tượng văn hóa đặc trưng của miền Tây Việt Nam. Những chiếc lá dừa được bàn tay khéo léo của con người tạo thành hình độc đáo như hoa, rồng, phượng,.. Các hình này được đan kết chặt với nhau tượng trưng cho tình yêu và sự gắn bó vững chắc của đôi uyên ương. 

Chất liệu lá dừa cũng mang tính thân thiện với môi trường, tạo nên sự gần gũi với thiên nhiên, đồng thời cũng phản ánh tính cách chân thật và thuần khiết của người dân miền Tây. Cổng cưới lá dừa không chỉ đơn thuần là một vật trang trí mà còn là biểu tượng sâu sắc của văn hóa và tình yêu đôi lứa. 

Gợi ý một số mẫu cổng cưới lá dừa miền Tây đẹp

Cổng đám cưới bằng cây đủng đỉnh

Để tạo nên một chiếc cổng đẹp cần có sự kết hợp giữa cả vật liệu từ cây đủng đỉnh và cây dừa, đó là sự kết hợp tuyệt vời. Để trang trí cổng đám cưới, người ta thường dùng những chùm quả đủng đỉnh được mọc giống như những chuột hạt ngọc trai, có màu xanh. Thân cây đủng đỉnh có thể làm trụ cổng, còn lá và hoa sẽ để trang trí. 

Để có một chiếc cổng đám cưới bằng cây đủng đỉnh thật đặc sắc thì không thể thiếu đi những nguyên liệu bằng lá dừa. Vì thể, phần tiếp theo sẽ là phần hướng dẫn bạn, hoặc cũng sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về cách làm cổng đám cưới đẹp bằng lá dừa và cây đủng đỉnh.

cổng đám cưới bằng cây đủng đỉnh

Cổng cưới lá dừa hình long phụng

Cổng cưới lá dừa hình long phụng là một trong những lựa chọn phổ biến của các cặp đôi trẻ ngày nay. Từ những tàu lá dừa đơn sơ, các nghệ nhân đã sử dụng tài năng của mình để tạo ra những mẫu cổng cưới phong phụng đẹp mắt và ấn tượng. 

Bên cạnh lá dừa, người nghệ nhân còn thường được kết hợp với các nguyên liệu khác như thanh thong, khóm, hoa để tạo nên một chiếc cổng cưới độc nhất vô nhị. 

Cổng hoa cưới lá dừa

Ngoài cổng cưới làm từ cây đủng đỉnh và cổng cưới hình long phụng, người ta còn kết những chiếc lá dừa thành những bông hoa lớn để trang trí, trông rất đẹp mắt và thu hút.

cổng cưới lá dừa được kết từ những bông hoa

Cách làm cổng đám cưới bằng lá dừa đơn giản

Dưới mục này sẽ miêu tả chi tiết cho bạn cách làm cổng đám cưới bằng lá dừa đơn giản. Chúng ta cùng bắt đầu thôi nào!

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 15 tán lá dừa dài khoảng 3 mét
  • Thước đo
  • 300 lá dừa vàng
  • 2 tấm bìa cứng hình vuông tròn đường kính 30cm, có đục lỗ tròn ở giữa
  • 2 dây sắt dài 30cm
  • Súng bắn ghim bằng tay
  • Dao rựa
  • Kéo
  • Búa
  • Đinh
  • 30 đinh thép 10 phân

Quy trình làm cổng rạp cưới bằng lá dừa

Bước 1: Dùng dao cắt hết lá dừa, chỉ để lại phần thân của tán lá, dùng dao rựa chặt cho chúng có độ dài đều nhau, 4 thanh dài 2.8m , 6 thanh 2.5m, 2 thanh 1.8m, 2 thanh 90cm, 2 thanh 80cm và 6 thanh 30cm, (các thanh có độ dài như nhau nên có độ to không nhất thiết phải hoàn toàn đều nhau nhưng cũng nên tương đối nhau để trụ cổng đẹp hơn)

Bước 2: Dựng trụ cổng

  • Với 2 thanh dài 2.8m, bạn đặt phần chân của chúng bằng nhau, 2 thanh cách nhau 30cm. Lấy 1 thanh 30cm đặt vuông góc vào giữa khoảng cách 2 thanh dài rồi dùng búa và đinh gắn cố định lại. Gắn 3 thanh 30cm để tạo độ chắc hơn, gắn cố định các thanh dài theo thứ tự 20cm, 95cm, 170cm.

Làm tương tự với 2 thanh 2.8m và 3 thanh 30cm còn lại

  • Với 2 khung đã được làm như trên, bạn đặt chúng cách nhau 1 khoảng bằng 2 thanh dài 1,8m rồi dùng đinh đóng cố định 8 góc. 2 thanh này vuông góc với trụ và đặt cách nhau 30cm
  • Tiếp theo, dùng 2 thanh 80cm đặt cách trụ cổng vừa dựng về phía trước 2.5m và chếch 1 góc 45 độ, với mỗi bên như vậy dùng 3 thanh 2.5m cố định lại bằng đinh để giúp cổng có thể đứng vững chắc hơn, và cũng là để làm giá đỡ trang trí

cách làm cổng cưới lá dừa

Bước 3: Đan lá dừa làm cổng cưới

  • Uốn cong lá dứa vàng, hai đầu lá cố định bằng dùng súng bắn ghim bằng tay trên phần rìa tấm bìa cứng, làm tương tự như vậy với những chiếc lá tiếp theo, xếp san sát nhau sao cho thành hết 1 vòng quanh tấm bìa
  • Tiếp theo, xỏ sợi dây sắt luồn qua lỗ bìa cứng, tiếp tục uốn cong lá, 2 đầu lá xiên qua miếng sắt, tạo thành “cánh hoa bên trong”, và phải bé hơn vòng bên ngoài. Làm như vậy khoảng 3-4 tầng cánh hoa tùy ý thích, bước cuối ta ép chặt phần giữa, phần sắt thừa bẻ cong để cánh hoa không bị bung, nếu thích có thể dùng 1 bông hoa hồng gắn keo vào giữa bông hoa lá dứa vừa làm để tạo điểm nhấn đẹp cũng như che đi phần sắn thừa.
  • Chúng ta sẽ làm hai bông như vậy để gắn lên phần trên của trụ cổng.

Bước 4: Trang trí cổng cưới bằng lá dừa

  • Những phần khoảng không thừa ra được chắn bởi các thanh tán lá dừa sẽ được đan che đi bởi lá dừa xanh và lá dừa vàng.
  • Đầu tiên, chúng ta cắt những lá dừa xanh có độ dài bằng nhau, xếp song song, cách nhau bằng đúng khoảng độ rộng của nó rồi bắn ghim cố định trên các thanh trụ cổng ngang dọc đã làm.
  • Sau đó, chúng ta lấy lá dừa vàng đan vuông góc, cứ như vậy cho đến khi kín, chưa cần trang trí gì nhiều thì đã rất đẹp rồi.
  • Hai bên trụ cổng có thể gắn chữ “Hỷ” màu đỏ nội bật lên phần lá dừa đã đan (cách mặt đất khoảng 2m, gắn 2 bông hoa bằng lá dứa bên dưới chữ Hỷ (cách mặt đất 1.5m), trên cùng của cổng treo hai “chuỗi hạt” đủng đỉnh (đó là quả của cây đủng đỉnh, giống như những viên ngọc được mọc thành chuỗi, thành một khóm lớn, chuyên dùng trang trí cổng đám cưới) thì sẽ thật tuyệt.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành được một chiếc cổng đám cưới vừa đẹp, vừa đơn giản và còn hoàn toàn “chiết xuất” từ thiên nhiên để chụp ảnh cưới rồi.

cách làm cổng cưới lá dừa

Làm cổng cưới lá dừa giá bao nhiêu?

Để làm được một chiếc cổng đám cưới với những nguyên liệu không quá hiếm nhưng tùy vào độ khéo léo mỗi người mới có thể có một chiếc cổng ưng ý. Hơn nữa, kiểu cổng đám cưới này sẽ phổ biến ở miền Tây hơn, còn nếu ở miền Bắc thì phải làm sao? Bạn đừng lo vì ở Việt Nam đã có dịch vụ làm cổng hoa cưới bằng lá dừa cực đẹp, cực chất.

giá làm cổng cưới lá dừa

Tùy theo mức độ làm cầu kỳ và hình dạng bắt mắt mà mức giá cổng cưới lá dừa sẽ khác nhau. Khi chưa bao gồm phí vận chuyển, thì một chiếc cổng sẽ có giá trung bình dao động từ 4 đến 10 triệu đồng. Nếu như cổng chỉ đan và làm hoa đơn giản sẽ có giá khoảng 4 triệu đồng, nếu có hình rồng phượng phức tạp, trang trí thêm hoa tươi thì giá của nó khoảng 7 triệu trở lên.

Mức giá trên không phải là đắt, vì thật sự làm một chiếc cổng đám cưới mất nhiều thời gian và cần nhiều người làm cùng lúc, hơn nó, họ cũng cần có hoa tay khéo léo. Nếu nơi bạn ở có sẵn nguyên liệu thì chỉ cần thuê người tới làm tại nhà. Đảm bảo khi được chứng kiến tận mắt bạn sẽ khoogn thể cưỡng lại sự thú vị ấy.

Tôi nghĩ giới việc làm một chiếc cổng cưới lá dừa thật là một điều ý nghĩa, vì như vậy như một nét đẹp, rằng chúng ta giữ gìn văn hóa dân tộc Việt Nam. Qua bài viết trên, mong các bạn trẻ sẽ lựa chọn cho mình được một chiếc cổng đám cưới thật đẹp, cũng như biết, hiểu và muốn tự tay làm chúng. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ, chúc cho những cặp cô dâu chú rể sắp tiến tới hôn nhân sẽ có cuộc đời hạnh phúc.

Quay lại
Bài viết liên quan
Blog cưới
06-04-2024
Trong một vài năm trở lại đây, xu hướng quay, chụp phóng sự cưới dần trở nên phổ biến và được các cặp đôi...
Xem thêm >>
Blog cưới
11-03-2024
Pre Wedding là một xu hướng ảnh cưới mới, được du nhập từ nước ngoài nhưng lại vô cùng phổ biến trong thời gian...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
10-01-2024
Chụp ảnh cổng cưới là bước cực kỳ quan trọng bởi bức ảnh này chính là “đại diện” cho dâu – rể trong...
Xem thêm >>
Blog cưới
26-11-2023
Nếu bất ngờ được mời làm phù dâu trong một buổi tiệc cưới, chắc hẳn bạn sẽ rất bối rối và hồi hộp không...
Xem thêm >>
Blog cưới
26-11-2023
Với tư cách là một khách mời tới dự lễ cưới cùng cô dâu và chú rể, chúng ta luôn cần chuẩn bị những lời chúc...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
26-09-2023
Đám cưới là dịp trọng đại của mỗi người. Vì thế, mọi khâu chuẩn bị đều phải được tươm tất, chu đáo...
Xem thêm >>